TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH GIAO MÙA XUÂN- HÈ
Trong buổi tuyên truyền ngày hôm nay, Cô và các con chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 1 số các biện pháp phòng bệnh giao mùa xuân- hè.
Giao mùa xuân hè chúng ta thường mắc 1 số các bệnh dịch nguy hiểm như: Tiêu chảy; Thủy đậu; sởi; quai bị ; sốt xuất huyết; cúm mùa; tay chân miệng… . Nguyên nhân là do cơ thể của chúng ta chưa kịp thích ứng với sự biến đổi của khí hậu và thời điểm giao mùa là thời điểm thuận lợi cho các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh.
*Một số các dịch bệnh giao mùa xuân hè
1. Bệnh tiêu chảy cấp:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
Virut: Virut là nguyên nhân cơ bản gây bệnh tiêu chảy,trong đó rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vi rút EV71 cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp trong bệnh Tay - chân - miệng gây thành dịch.
Vi khuẩn: hay gặp như phảy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ, thương hàn, E.coli,…trong đó tả là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Ký sinh trùng: Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh do kí sinh trùng như sán, lỵ a míp, ấu trùng giun tròn,…
•Triệu chứng : Đau bụng: Cơn đau nhói hay đau âm ỉ và đau tăng lên khi đi đại tiện.
•Nôn: Nôn ra thức ăn, nước và thậm chí là dịch mật.
•Đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày
Phòng bệnh tiêu chảy cấp:
•Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung: ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, không uống nước lã, không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thức ăn để tủ lạnh quá 24 giờ,..
•Tăng cường vệ sinh thân thể, vệ sinh tay: Rửa tay sạch trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với dụng cụ bẩn.
•Sàn nhà, vật dụng, đồ chơi cần được lau, rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn thông thường
•Bên cạnh đó cần tránh tập trung ăn uống đông người trong các dịp ma chay, cưới hỏi,…
2.Các bệnh do muỗi truyền: Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản
Bệnh sốt xuất huyết: Là bệnh nhiễm virus sốt xuất huyết dengue cấp tính do muỗi truyền (muỗi vằn aedes aegypti). Muỗi vằn thường đẻ trứng và nở thành loăng quăng/bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước (sạch) quanh nhà, nơi chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các vật dụng chứa nước sinh hoạt để lâu ngày như chum, vại, bể nước mưa, lọ hoa,… hoặc các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa,…
Triệu chứng:
•Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;
•Đau đầu nghiêm trọng;
•Đau khớp và cơ;
•Buồn nôn và ói mửa;
•Phát ban.
Ðể phòng bệnh sốt xuất huyết, cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thường xuyên thu gom, tiêu hủy dụng cụ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa,… Thường xuyên thau rửa chum vại, bể nước mưa, lọ hoa, úp ngược các vật dụng chứa nước không dùng đến như xô, chậu, máng nước uống của gia súc, gia cầm. Nuôi thả cá nhỏ (cá rô, cá cờ), thả mesocylops (một loài giáp xác) vào bể nước để diệt bọ gậy. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi quy mô cộng đồng hoặc phun diệt muỗi trong nhà bằng các bình xịt muỗi cầm tay.
Bệnh viêm não Nhật Bản: Là bệnh do virus viêm não Nhật Bản gây nên, trung gian truyền bệnh là muỗi culex, loài muỗi này thường sống ở các vùng có nhiều ao tù và đồng ruộng lúa nước. Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản thường là lợn, dơi, chim hoang dã. Bệnh viêm não Nhật Bản thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè, có thể gây thành dịch lớn, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
Triệu chứng :
Sốt. Nhức đầu. Buồn nôn, nôn mửa. cứng gáy
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản bằng cách: Tiêm vaccine phòng bệnh, Thực hiện các biện pháp phòng muỗi đốt, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy, làm chuồng nuôi nhốt gia súc xa nhà.
3. Bệnh cúm mùa
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus gây nên. Tuy trong đa số trường hợp, bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến chứng (viêm phổi, suy hô hấp, suy đa tạng).
Phòng và tránh bệnh cúm
•Hạn chế tiếp xúc người bị bệnh
•Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
•Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
•Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.
•Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
•Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.
4. Để hạn chế mắc các bệnh giao mùa xuân hè, chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như sau:
4.1.Nâng cao sức đề kháng của cơ thể:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh;
- Ăn đủ chất, ăn tăng thêm các loại rau, củ, quả để bổ sung thêm vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, trứng sống, gỏi cá; không ăn uống ở những hàng quán không hợp vệ sinh;
- Uống đủ nước theo nhu cầu, uống thêm nước cam vắt hoặc nước chanh. Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có ga.
- Có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan sang người thân và cộng đồng.
4.2.Vệ sinh môi trường:
- Cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực khuyến cáo mọi người không vứt rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.
- Không bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển mạnh gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng như tiêu chảy cấp.
4.3. Thực hiện tiêm chủng đúng lịch.
- Đây là biện pháp phòng bệnh chủ động và rất hiệu quả.
Như chúng ta đã biết trước đây khi mà tỷ lệ tiêm Vắc xin phòng bệnh chưa cao thì vào các thời điểm giao mùa có nhưng lớp học sinh nghỉ học đến 2/3 số lượng. Còn bây giờ, khi mà tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh tăng cao thì số lượng học sinh mắc các bệnh dịch giảm đáng kể. Chính vì chúng ta cần thực hiện tốt việc tiêm vaccin phòng bệnh theo đúng lịch.
Sưu tầm